Làm cách nào để phát huy tối đa năng lược của nhân viên?

Tại sao anh lại chọn cách tăng năng suất lao động bằng việc cải thiện đời sống tinh thần cho nhân viên?

Lưu ý đào tạo, huấn luyện và kèm cặp không thể cho được kết quả trong một sớm một chiều mà phải là một quá trình “văn ôn – võ luyện”, lập đi lập lại và thực hành mọi lúc mọi nơi.

Năng suất và hiệu quả công việc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo và quản lý. Nhưng để đạt được năng suất và hiệu quả công việc tối ưu, nhân viên của bạn phải thực sự phát huy được tối đa năng lực của mình. Hãy cùng lắng nghe một số chia sẻ của anh Tăng Trị Trọng – Giám đốc Kinh doanh Cấp cao của chúng tôi về cách thức phát huy .

Năng suất và hiệu quả công việc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo và quản lý. Nhưng để đạt được năng suất và hiệu quả công việc tối ưu, nhân viên của bạn phải thực sự phát huy được tối đa năng lực của mình. Vấn đề phát huy năng lực nhân viên đã được thảo luận trên nhiều diễn đàn và sự kiện không chỉ riêng của giới lãnh đạo mà còn đối với cộng đồng nhân sự chuyên nghiệp. Tháng 1/2017 sắp tới, công ty tuyển dụng trực tuyến chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát Huy Tối Đa Năng Lực Nhân Viên” với sự dẫn dắt của anh Tăng Trị Trọng, Giám đốc Kinh doanh Cấp cao của chúng tôi. Ngoài kinh nghiệm hơn 20 năm trong vai trò quản lý tại các tập đoàn quốc tế, anh Tăng Trị Trọng còn là một chuyên gia huấn luyện về nghệ thuật lãnh đạo, động viên nhân viên tạo nên những thành công đột phá. Hãy cùng lắng nghe một số chia sẻ của anh Trọng về cách thức phát huy năng lực nhân viên.

1. Có nhiều cách giúp doanh nghiệp giải quyết việc tăng năng suất lao động như đổi mới công nghệ, máy móc,… Tại sao anh lại chọn cách tăng năng suất lao động bằng việc cải thiện đời sống tinh thần cho nhân viên?

Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất lao động, nhưng để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì yếu tố con người mới là quan trọng nhất. Giữa hai doanh nghiệp có máy móc công nghệ hiện đại ngang nhau, doanh nghiệp nào có môi trường làm việc lý tưởng và thỏa mãn nhu cầu của nhân viên hơn, sản phẩm của doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ chất lượng hơn do người lạo động có sự gắn kết, tinh thần trách nhiệm, tận lực hơn trong việc đóng góp và cống hiến hết mình.

2. Theo anh, người quản lý cần làm gì để nhân viên có thể cống hiến và đóng góp hết mình cho doanh nghiệp?

Một nhân viên bình thường chỉ làm việc ở mức 50% khả năng của mình. Mục tiêu của người quản lý là khai thác 50% tiềm năng còn lại và chuyển hóa chúng nhằm đạt được năng suất tối đa.

Do đó, để giúp nhân viên cải thiện năng suất làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi nhất cho tổ chức, ngoài việc truyền lửa, khích lệ và tạo động lực cho nhân viên giúp họ làm việc với năng suất cao nhất có thể, nhà quản lý còn phải nâng cao khả năng lãnh đạo, tạo một môi trường làm việc lành mạnh, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của từng cá nhân, ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng cũng như có một phương pháp đào tạo và huấn luyện phù hợp.

3. Liệu có một công thức hay bí quyết chung nào mà nhà quản lý cần phải biết để có thể động viên, truyền lửa và cổ vũ nhân viên không?

Tôi có một công thức nhằm giúp người quản lý có thể động viên, truyền lửa và cổ vũ cho nhân viên nhằm gặt hái được những kết quả như mong muốn. Đó là:

Trong đó:

(1): Các yếu tố động viên cá nhân bao gồm: 1.1. khả năng lãnh đạo của người quản lý trực tiếp cá nhân đó; 1.2. nhu cầu của từng cá nhân; 1.3. môi trường làm việc; 1.4. sự ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng.

(2): Khả năng hoàn thành công việc bao gồm: 2.1 kinh nghiệm học hỏi và tích lũy; 2.2 chương trình đào tạo, huấn luyện và kèm cặp mà người nhân viên nhận được.

4. Anh có thể nói rõ về những yếu tố trong công thức phía trên không?

Phần “các yếu tố động viên cá nhân” bao gồm: khả năng lãnh đạo của người quản lý trực tiếp cá nhân đó; nhu cầu của từng cá nhân; môi trường làm việc; sự ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng.

Khả năng lãnh đạo: là khả năng tạo ảnh hưởng khiến người khác muốn đi theo đường lối và phương hướng mà mình đề ra. Để trở thành người lãnh đạo hiệu quả, từng người lãnh đạo trong tổ chức phải tự hỏi mình sáu câu hỏi sau:

Bạn có hứng thú với công việc mình đang làm và nhân viên bạn có nhận thấy điều này không?
Công việc hàng ngày của bạn có giúp bạn tiến tới mục tiêu định sẵn hay không?
Bạn có luôn nhìn thấy trong “nguy” có “cơ” không?
Bạn có tự hào với những thành quả đang gặt hái không?
Bạn có luôn để tâm đến việc tuyển chọn, thu hút người tài và xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa không?
Bạn làm gì để luôn học hỏi và phát triển bản thân không ngừng?

+ Nhu cầu của từng cá nhân: Nhìn chung mỗi cá nhân sẽ đươc động viên bởi hai nhóm nhu cầu.

Nhóm nhu cầu thứ nhất còn gọi là nhóm nhu cầu cơ bản, bao gồm nhu cầu “cơm, áo, gạo, tiền, nơi ăn chốn ở, sự an toàn”.

Nhóm nhu cầu thứ hai là nhu cầu muốn được đóng góp cho một tập thể, nhu cầu tự khẳng định mình có thể hoàn thành tốt công việc được giao và nhu cầu tự hoàn thiện bản thân để ngày càng có ích hơn cho tổ chức và xã hội. Ở giai đoạn này, hãy tạo điều kiện để họ nắm bắt thông tin từ người lãnh đạo, tham gia vào việc kèm cặp và chỉ dẫn các nhân viên mới, được đóng góp ý kiến, tham gia vào các dự án quan trọng, tham gia vào việc hoạch định chiến thuật, chiến lược của phòng ban, công ty.

+ Môi trường làm việc: Người quản lý không chỉ nắm bắt nhu cầu của từng nhân viên mà còn phải là người tạo ra môi trường, sân chơi để họ đóng góp và phát triển.

Môi trường làm việc ngày nay được xem như ngôi nhà thứ hai của nhân viên, nơi mà họ có thể làm hết sức, chơi hết mình, được lắng nghe và đóng góp ý kiến, được sáng tạo, được phát huy tinh thần làm chủ. Vì thế người quản lý cần tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, sẵn lòng hợp tác, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ bí quyết mỗi khi thành công, tổ chức vui chơi những dịp như ngày lễ tạ ơn, Halloween, giáng sinh, sinh nhật…

+ Sự ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng: Yếu tố động viên cuối cùng, đó là sự tưởng thưởng xứng đáng. Đây là phần quan trọng không thể thiếu trong việc động viên con người phát huy hết năng lực của mình.

Sự tưởng thưởng có thể là những phần thưởng mang giá trị vật chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Tùy theo mức độ hoàn thành công việc, có thể là sự ghi nhận bằng một cái vỗ vai, bắt tay hàng ngày và trên một chút nữa là các giải thưởng danh giá của công ty như giải thưởng “Spirit award” dành cho nhân viên sống và làm việc theo giá trị cốt lõi công ty đề ra; giải thưởng “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dành cho các nhân viên xuất sắc nhất trong suốt thời gian 6 tháng một chuyến đi nước ngoài để được học hỏi cái hay cái đẹp của xứ người.

Phần kế tiếp là “khả năng hoàn thành công việc” bao gồm: kinh nghiệm học hỏi và tích lũy; chương trình đào tạo, huấn luyện và kèm cặp mà người nhân viên nhận được.

+ Kinh nghiệm học hỏi và tích lũy: chỉ xem như có giá trị nếu được người trải nghiệm suy ngẫm, đánh giá và học hỏi.

Có chín chữ vàng của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein mà tôi rất thích và ghi tâm, lấy đó làm triết lý học hỏi không ngừng của mình, đó là: “Learn from yesterday – Live for today – Hope for tomorrow”. Không một ai hoàn hảo cả và chắc chắn sẽ phạm lỗi trong quá trình làm việc nhưng quan trọng nhất là chúng ta rút ra được bài học gì sau đó để có thể làm tốt hơn trong hiện tại và có quyền hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Hãy vị tha và tạo điều kiện để nhân viên của mình phạm lỗi trong phạm vi cho phép và luôn hỏi hai câu hỏi mỗi khi họ phạm lỗi: “1. Bạn rút ra điều gì từ bài học này?” và “2. Làm cách nào để tránh những lỗi tương tự xảy ra trong tương lai?”.

+ Chương trình đào tạo, huấn luyện và kèm cặp: Đào tạo, huấn luyện và kèm cặp nhằm giúp người nhân viên hoàn thành công việc để có được kết quả như mong muốn qua đó nâng cao sự tự tin và tự tôn.

Lưu ý đào tạo, huấn luyện và kèm cặp không thể cho được kết quả trong một sớm một chiều mà phải là một quá trình “văn ôn – võ luyện”, lập đi lập lại và thực hành mọi lúc mọi nơi.

5. Với những yếu tố trong công thức của anh, theo anh yếu tố nào là quan trọng nhất?

Đó chính là khả năng lãnh đạo. Thiếu yếu tố này thì một doanh nghiệp không thể trường tồn. Nói một cách khác “Mọi việc thành hay bại đều do khả năng lãnh đạo”.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *